Phỏng vấn nhà văn Trần Phong Vũ về sự kiện Tam TòaMonday, July 27, 2009
Nhà văn Trần Phong Vũ, “người Công Giáo Việt Nam hải ngoại cần hiệp thông với giáo dân Tam Tòa bằng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ bà con...” (Hình: Ông Trần Phong Vũ cung cấp)
Tại sao giáo phận Vinh quyết liệt và đồng loạt?
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái
LTS: Sự kiện đang diễn ra tại giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh, tạo nên sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam trong và ngoài nước nói chung, và cộng đồng Công Giáo nói riêng. Giới quan sát nhận định, rằng sự leo thang sử dụng bạo lực từ phía chính quyền cho thấy Hà Nội “lúng túng” nhưng “sẵn sàng cho mọi hình thức đàn áp.” Trong lời nhận định với nhật báo Người Việt, nhà văn Trần Phong Vũ nói rằng có nhiều yếu tính tạo thành “nguyên động lực dẫn tới những phản ứng mau lẹ, quyết liệt và đồng loạt của tập thể tín hữu giáo phận Vinh.” Ông Trần Phong Vũ nguyên là bình luận gia đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, giảng dạy quốc văn tại một số trường tại Sài Gòn, từng giữ mục tham luận chính trị cho nhật báo Sóng Thần. Hiện ông đang giữ vị trí Chủ Bút Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân tại California, Hoa Kỳ. Xin giới thiệu nguyên văn cuộc trả lời phỏng vấn của ông Trần Phong Vũ với phóng viên Ðinh Quang Anh Thái sau đây.
-Ðinh Quang Anh Thái: Xin ông cho biết cảm tưởng của ông về những biến động trong mấy ngày qua tại giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Tôi không ngạc nhiên khi đọc những bản tin, quan sát những hình ảnh ghi nhận đông đảo giáo dân tại hàng chục giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, chấp hành lời kêu gọi của Tổng Giám Mục, tụ tập cầu nguyện để tỏ tình liên đới hiệp thông với Tam Tòa sáng Chúa Nhật 26 Tháng Bảy vừa qua, mà theo phỏng đoán, người ta cho rằng tổng cộng có thể tính tối hàng trăm ngàn người. Ðối với tôi, muốn hiểu rõ căn nguyên cội rễ dẫn tới những biến cố sôi bỏng hiện nay ở Tam Tòa, cần phải nhìn vào ba yếu tính căn bản mà mới nhìn, tưởng như không có gì liên hệ với nhau, nhưng lại có những gắn bó nhân quả, tương tác không thể thiếu vắng để làm nên biến cố này:
Thứ nhất: Niềm tin Kitô Giáo.
Thứ hai: Lòng yêu nước và truyền thống bất khuất.
Thứ ba: Liên hệ hỗ tương giữa giáo phận Vinh và tổng giáo phận Hà Nội qua biến cố tòa khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà.
(Việc sắp xếp thứ tự không có giá trị ưu tiên trên dưới cho mỗi yếu tính)
Chính ba yếu tính này là nguyên động lực dẫn tới những phản ứng mau lẹ, quyết liệt và đồng loạt của tập thể tín hữu giáo phận Vinh trước sự kiện nhà nước CSVN có hành vi bách hại tôn giáo ở Tam Tòa.
-Ðinh Quang Anh Thái: Người Công Giáo thường nói tới từ “hiệp thông.” Xin ông cho biết: từ này có nghĩa là gì?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Theo từ nguyên, hiệp thông (communion) có nghĩa là mối liên hệ, chia sẻ giữa người với người. Riêng với người có tín ngưỡng Kitô Giáo và người Công Giáo, nói riêng, hiệp thông (communion) mang một ý nghĩa thánh thiêng giữa những người cùng có chung một niềm tin nơi Ðấng Cứu Thế. Cho nên trong Anh ngữ, “communion” hay “Holy communion” (hiệp thông) còn được dùng để chỉ việc truyền phép Thánh Thể, trao Mình và Máu Chúa Kitô cho các tín hữu, một hành vi được coi là cốt lõi, là đích điểm trong đời sống đức tin của người Công Giáo.
Khi xảy ra biến cố tòa khâm sứ cũ hoặc Thái Hà trước đây, đặc biệt tại Tam Tòa hiện nay, chúng ta đọc hoặc nghe nhắc tới rất nhiều lần từ “hiệp thông” trong các bản tin, những văn thư gửi các tín hữu Công Giáo của các thành phần trong Giáo Hội/Công Giáo Việt Nam với mục đích kêu gọi hoặc tự nguyện hiệp thông với Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, với giáo dân Thái Hà, Tam Tòa. Trong những trường hợp này, “hiệp thông” trước hết, mang ý nghĩa cùng chia sẻ, cảm thông trước cảnh ngộ và trong tâm tình cầu nguyện nhắm vào mục tiêu giáo dân ở những nơi này đang theo đuổi. Thứ đến, một cách thực tế “hiệp thông” cũng được hiểu là sẵn sàng làm những gì cụ thể nhất để chia sớt với đối tượng trong trách nhiệm chung.
-Ðinh Quang Anh Thái: Hiểu như thế, theo ông, người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại hiệp thông như thế nào với giáo dân Tam Tòa hiện nay?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Như tôi đã nói, hiệp thông là cùng nhau chia sẻ, cảm thông với cảnh ngộ của những người chung quanh. Ở đây được hiểu là hiệp thông với trường hợp giáo dân Tam Tòa đang bị Cộng Sản bách hại. Như vậy, trước hết, người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại cần hiệp thông với giáo dân Tam Tòa bằng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ bà con, cất khỏi bà con hoàn cảnh đau thương khốn khó hiện nay. Bên cạnh đó là những việc làm cụ thể như nói thay cho đồng đạo của mình, giúp dư luận người ngoại quốc thấy được thực chất của vấn đề đang xảy ra cho bà con đồng đạo ở Tam Tòa và nói chung trên đất nước chúng ta hôm nay. Dĩ nhiên, tùy theo sáng kiến và điều kiện riêng, mỗi người, mỗi đoàn thể còn có những phương thức đặc thù khác để tỏ tình hiệp thông và nâng đỡ một cách thiết thực những giáo dân bất hạnh ở Tam Tòa trong cảnh ngộ trên đe dưới búa vì chủ nghĩa vô thần hiện nay.
-Ðinh Quang Anh Thái: Xin cảm ơn ý kiến của ông.
Nhà văn Trần Phong Vũ, “người Công Giáo Việt Nam hải ngoại cần hiệp thông với giáo dân Tam Tòa bằng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ bà con...” (Hình: Ông Trần Phong Vũ cung cấp)
Tại sao giáo phận Vinh quyết liệt và đồng loạt?
Thực hiện: Ðinh Quang Anh Thái
LTS: Sự kiện đang diễn ra tại giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh, tạo nên sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam trong và ngoài nước nói chung, và cộng đồng Công Giáo nói riêng. Giới quan sát nhận định, rằng sự leo thang sử dụng bạo lực từ phía chính quyền cho thấy Hà Nội “lúng túng” nhưng “sẵn sàng cho mọi hình thức đàn áp.” Trong lời nhận định với nhật báo Người Việt, nhà văn Trần Phong Vũ nói rằng có nhiều yếu tính tạo thành “nguyên động lực dẫn tới những phản ứng mau lẹ, quyết liệt và đồng loạt của tập thể tín hữu giáo phận Vinh.” Ông Trần Phong Vũ nguyên là bình luận gia đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, giảng dạy quốc văn tại một số trường tại Sài Gòn, từng giữ mục tham luận chính trị cho nhật báo Sóng Thần. Hiện ông đang giữ vị trí Chủ Bút Nguyệt San Diễn Ðàn Giáo Dân tại California, Hoa Kỳ. Xin giới thiệu nguyên văn cuộc trả lời phỏng vấn của ông Trần Phong Vũ với phóng viên Ðinh Quang Anh Thái sau đây.
-Ðinh Quang Anh Thái: Xin ông cho biết cảm tưởng của ông về những biến động trong mấy ngày qua tại giáo xứ Tam Tòa, giáo phận Vinh?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Tôi không ngạc nhiên khi đọc những bản tin, quan sát những hình ảnh ghi nhận đông đảo giáo dân tại hàng chục giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, chấp hành lời kêu gọi của Tổng Giám Mục, tụ tập cầu nguyện để tỏ tình liên đới hiệp thông với Tam Tòa sáng Chúa Nhật 26 Tháng Bảy vừa qua, mà theo phỏng đoán, người ta cho rằng tổng cộng có thể tính tối hàng trăm ngàn người. Ðối với tôi, muốn hiểu rõ căn nguyên cội rễ dẫn tới những biến cố sôi bỏng hiện nay ở Tam Tòa, cần phải nhìn vào ba yếu tính căn bản mà mới nhìn, tưởng như không có gì liên hệ với nhau, nhưng lại có những gắn bó nhân quả, tương tác không thể thiếu vắng để làm nên biến cố này:
Thứ nhất: Niềm tin Kitô Giáo.
Thứ hai: Lòng yêu nước và truyền thống bất khuất.
Thứ ba: Liên hệ hỗ tương giữa giáo phận Vinh và tổng giáo phận Hà Nội qua biến cố tòa khâm sứ cũ và giáo xứ Thái Hà.
(Việc sắp xếp thứ tự không có giá trị ưu tiên trên dưới cho mỗi yếu tính)
Chính ba yếu tính này là nguyên động lực dẫn tới những phản ứng mau lẹ, quyết liệt và đồng loạt của tập thể tín hữu giáo phận Vinh trước sự kiện nhà nước CSVN có hành vi bách hại tôn giáo ở Tam Tòa.
-Ðinh Quang Anh Thái: Người Công Giáo thường nói tới từ “hiệp thông.” Xin ông cho biết: từ này có nghĩa là gì?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Theo từ nguyên, hiệp thông (communion) có nghĩa là mối liên hệ, chia sẻ giữa người với người. Riêng với người có tín ngưỡng Kitô Giáo và người Công Giáo, nói riêng, hiệp thông (communion) mang một ý nghĩa thánh thiêng giữa những người cùng có chung một niềm tin nơi Ðấng Cứu Thế. Cho nên trong Anh ngữ, “communion” hay “Holy communion” (hiệp thông) còn được dùng để chỉ việc truyền phép Thánh Thể, trao Mình và Máu Chúa Kitô cho các tín hữu, một hành vi được coi là cốt lõi, là đích điểm trong đời sống đức tin của người Công Giáo.
Khi xảy ra biến cố tòa khâm sứ cũ hoặc Thái Hà trước đây, đặc biệt tại Tam Tòa hiện nay, chúng ta đọc hoặc nghe nhắc tới rất nhiều lần từ “hiệp thông” trong các bản tin, những văn thư gửi các tín hữu Công Giáo của các thành phần trong Giáo Hội/Công Giáo Việt Nam với mục đích kêu gọi hoặc tự nguyện hiệp thông với Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, với giáo dân Thái Hà, Tam Tòa. Trong những trường hợp này, “hiệp thông” trước hết, mang ý nghĩa cùng chia sẻ, cảm thông trước cảnh ngộ và trong tâm tình cầu nguyện nhắm vào mục tiêu giáo dân ở những nơi này đang theo đuổi. Thứ đến, một cách thực tế “hiệp thông” cũng được hiểu là sẵn sàng làm những gì cụ thể nhất để chia sớt với đối tượng trong trách nhiệm chung.
-Ðinh Quang Anh Thái: Hiểu như thế, theo ông, người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại hiệp thông như thế nào với giáo dân Tam Tòa hiện nay?
-Nhà văn Trần Phong Vũ: Như tôi đã nói, hiệp thông là cùng nhau chia sẻ, cảm thông với cảnh ngộ của những người chung quanh. Ở đây được hiểu là hiệp thông với trường hợp giáo dân Tam Tòa đang bị Cộng Sản bách hại. Như vậy, trước hết, người Công Giáo Việt Nam ở hải ngoại cần hiệp thông với giáo dân Tam Tòa bằng lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa nâng đỡ bà con, cất khỏi bà con hoàn cảnh đau thương khốn khó hiện nay. Bên cạnh đó là những việc làm cụ thể như nói thay cho đồng đạo của mình, giúp dư luận người ngoại quốc thấy được thực chất của vấn đề đang xảy ra cho bà con đồng đạo ở Tam Tòa và nói chung trên đất nước chúng ta hôm nay. Dĩ nhiên, tùy theo sáng kiến và điều kiện riêng, mỗi người, mỗi đoàn thể còn có những phương thức đặc thù khác để tỏ tình hiệp thông và nâng đỡ một cách thiết thực những giáo dân bất hạnh ở Tam Tòa trong cảnh ngộ trên đe dưới búa vì chủ nghĩa vô thần hiện nay.
-Ðinh Quang Anh Thái: Xin cảm ơn ý kiến của ông.